Cách đón giao thừa tại Nhật Bản


Ngày 31/12 cuối năm còn được gọi là “Ōmisoka” tại Nhật Bản. Người Nhật có rất nhiều tập tục cần phải làm vào ngày này. Sau đây, chúng mình sẽ giới thiệu về nguồn gốc và những hoạt động của người Nhật vào ngày lễ giao thừa. Sau đây cùng AD và VIC VINA tìm hiểu về giao thừa tại Nhật nhé.

Giao thừa là gì?

Giao thừa là ngày lễ vào 31/12 cuối năm. Trong âm lịch, “Misoka” có ý nghĩa là “ngày cuối tháng”, và ngày cuối tháng của một năm được gọi là “Ōmisoka (=giao thừa)”. Cho đến ngày nay, mặc dù cách dùng từ “Misoka” không còn nhiều, nhưng ngày giao thừa cuối năm “Oomisoka” thì vẫn còn tồn tại.

Gõ chuông đêm giao thừa

Joya no Kane(除夜の鐘)- Đánh chuông đêm giao thừa là sự kiện Phật giáo tiếp diễn từ đêm 31/12 sang năm mới. Trong thời gian đó, chuông chùa sẽ được đánh 108 lần. Nhiều chùa viện sẽ đánh 107 lần trước năm mới, và sang năm sẽ đánh 1 lần. Mang ý nghĩa vứt bỏ điều cũ, đón nhận điều mới, tiếng chuông đêm giao thừa sẽ bỏ hết những phiền muộn của năm cũ. Việc đánh chuông 108 lần có nhiều truyền thuyết, song nổi tiếng nhất là phiền não của con người có 108 loại, nên để xua tan từng điều một cần đánh chuông 108 lần.

Ăn mì Toshikoshi Soba đón năm mới

Toshikoshi Soba chỉ hoạt động ăn mì soba đón năm mới vào tối giao thừa. Phong tục ăn mì soba đã bắt nguồn từ thời đại Edo xa xưa. Vì sao lại ăn mì soba đón năm mới? Lý do là vì mì Toshikoshi Soba mang nhiều ý nghĩa như “ăn sợi mì thon dài với mong muốn kéo dài tuổi thọ”, “sợi mì soba dễ đứt nên tượng trưng cho việc cắt đứt khổ nạn năm cũ”, “nguyên liệu của mì soba giúp bài trừ độc tố trong cơ thể”, “kéo dài duyên nợ trong gia đình”…

Dọn dẹp, tổng vệ sinh đến giao thừa

 

Cuối năm thì mọi người hay nghĩ đến việc dọn dẹp nhà cửa, nhưng chúng ta nên lau dọn xong cho đến ngày lễ giao thừa. Việc tổng vệ sinh cuối năm vào ngày giao thừa còn được gọi là “Haki-osame”. Nếu dọn dẹp vào ngày đầu năm mới thì xem như bạn sẽ “quét đi cả phúc lộc”. Vết bẩn không sạch sẽ của năm cũ thì không nên mang qua năm mới, nên làm sạch sẽ trong năm cũ cũng là phong tục của người Nhật.

Toshi no Yu – Văn hóa ngâm mình vào giao thừa

Việc ngâm hồ vào ngày giao thừa cuối năm được gọi là “Toshi no Yu”, mang ý nghĩa gỡ bỏ điều dơ bẩn của năm cũ và làm sạch sẽ cơ thể để đón năm mới. Dù ở nhà có sẵn bồn ngâm nhưng nhiều người Nhật thường đến hồ tắm công cộng để ngâm mình thư giãn trong ngày này.

Bên cạnh đó, mọi người còn quây quần bên gia đình để xem chương trình ca nhạc trực tiếp Kohaku Utagassen, hay tham gia sự kiện đếm ngược đón năm mới tại các khu phố náo nhiệt như giao lộ Shibuya. Dù đây không phải là phong tục truyền thống, nhưng là văn hóa mới mẻ vừa thịnh hành vào những năm gần đây. Nếu có dịp đến Nhật Bản trong thời gian này, bạn hãy thử trải nghiệm các hoạt động đậm chất độc đáo này nhé.

Trung tâm đào tạo: Số 7 LK1 Khu đô thị Lideco, Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Nội

Hotline: 097 199 8887

Email: Vic.education.vn@gmail.com

Zalo: Vic Vina Education

Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100082056053801

Tiktok: https://www.tiktok.com/@du_hoc_nhat_ban_vicvina_?_t=8eczcVbUGDR&_r=1

Có thể bạn quan tâm

Giáng sinh ở Nhật có gì đặc biệt?

Một trong những ngày lễ lớn được tổ chức tại Nhật Bản giống như ngày lễ truyền thống khác của đất nước mặt trời mọc đó là Giáng Sinh. Những biểu tượng của lễ Giáng Sinh, hình ảnh của những…

Ngoại khóa hè 2023 – Team building

Sau khi kết thúc phần thi nướng BBQ, thì chính các đội sẽ thưởng thức món ăn của chính đội mình làm ra. Trong khi ăn uống thì mọi người sẽ được thưởng thức các tiết mục văn nghệ do…

Buổi tiễn xuất cảnh của Vic Vina

 Vào mỗi mùa hoa anh đào nở cũng là niềm háo hức của các bạn du học sinh bay sang kỳ tháng 4. Năm nay cũng vậy, các bạn du học sinh VIC VINA cũng đang hồi hộp, mong chờ…

Văn hóa chào hỏi của người Nhật

Tại Việt Nam chào nhau bằng cái bắt tay được xem như sự hân hoan và niểm vui mến khách, còn đối với Nhật Bản thì cúi đầu lại thể hiện sự khiêm tốn và kính trọng. Cúi đầu chào…

Văn hóa, phong tục và con người Nhật Bản

Tâm lý của rất nhiều bạn trước khi chuẩn bị tâm lý sang Nhật Bản đều có chút gì đó đắn đo lo lắng không biết rằng phong tục tập quán của người Nhật Bản như thế nào? Văn hóa…

TẠI SAO NÊN CHỌN DU HỌC NHẬT BẢN CŨNG VIC VINA ?

Nhật Bản đang trở thành một điểm đến lý tưởng cho nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam mong muốn trau dồi kiến thức và tìm kiếm cơ hội phát triển nghề nghiệp. Có nhiều lý do khiến Nhật Bản…

Nên đi du học hay xuất khẩu lao động Nhật Bản?

Giữa bản ngã cuộc đời, tiếp tục học tập hay kiếm tiền bằng xuất khẩu lao động Nhật Bản là phù hợp với bản thân? bạn hãy tìm hiểu rõ về khái niệm, ưu nhược điểm của cả 2 rồi…

Tìm hiểu về tết Trung Thu Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những quốc gia thuộc nền văn hóa Á Đông, chịu sự ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc nên người Nhật cũng có tục lệ cúng trăng vào mùa thu. Tuy nhiên tết trung thu…