Nên đi du học hay xuất khẩu lao động Nhật Bản?


Giữa bản ngã cuộc đời, tiếp tục học tập hay kiếm tiền bằng xuất khẩu lao động Nhật Bản là phù hợp với bản thân? bạn hãy tìm hiểu rõ về khái niệm, ưu nhược điểm của cả 2 rồi quyết định nên đi du học hay xuất khẩu Nhật Bản nhé.

Có lẽ, những bạn học sinh có ý định phát triển bản thân tại nước ngoài – cụ thể là Nhật Bản, sau khi tốt nghiệp cấp 3, đều tự đặt câu hỏi rằng: Liệu nên đi du học hay xuất khẩu Nhật Bản. Đừng vội quyết định nếu bạn chưa tìm hiểu kĩ về 2 khái niệm trên nhé. Vì vậy, du học VICVINA sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin có chọn lọc qua bài viết dưới đây, giúp bạn đọc có quyết định đúng đắn cho tương lai của mình.

I/ Phân biệt giữa Du học Nhật Bản và Xuất khẩu lao động Nhật Bản

1. Du học Nhật Bản là gì?

Hiện nay, có rất nhiều công ty du học môi giới cho mọi người bằng những ngôn từ và câu nói tâng bốc vẽ ra một tương lai tươi đẹp cho các bạn du học sinh. Điển hình về việc vừa học vừa làm.

Điều này là hoàn toàn sai trái, câu nói “vừa học vừa làm” ở Việt Nam xuất phát từ một số trường đại học, tức là: Bạn đã đi làm rồi, nhưng muốn bổ túc thêm/học thêm để có văn bằng tương đương hệ Đại học hoặc lấy bằng thứ 2, thứ 3,..(được phép khác ngành) hoặc là các công ty, cơ quan của bạn đang làm, muốn bạn nâng cao trình độ chuyên môn sẽ đăng ký và trả tiền học phí cho bạn theo học mà bạn không có thời gian học giờ chính quy như sinh viên bậc đại học thì bạn phải học các khóa học vừa làm vừa học vào thời gian rảnh này.

Còn du học Nhật Bản thì tuyệt đối không có hệ vừa học vừa làm, chương trình du học Nhật hoàn toàn giống các nước tiên tiến khác nhưng yêu cầu về ngôn ngữ thấp hơn (tuy vậy sinh viên sẽ có 1-2 năm học tiếng dự bị – tiếng Nhật. Sau đó du học sinh sẽ chuyển trường cấp lên Senmon hoặc Đại Học – học thêm khoảng 2-4 năm sau mới được ra trường để đi làm việc

Các công việc khi đi du học không có quá nhiều lựa chọn, thông thường vẫn chỉ là làm tại các quán ăn, dọn dẹp khách sạn, cửa hàng,… Quy định của chính phủ Nhật Bản là chỉ cho phép du học sinh được làm việc tối đa 28 tiếng/tuần (tầm 4h/ngày).

Những việc này là làm thêm nên có thể nghỉ bất cứ khi nào muốn, không có tính chất ổn định, không có chế độ lao động khác. Tuy nhiên, thu nhập từ làm thêm khá cao, hoàn toàn có thể giúp các du học sinh phần nào trang trải cả học phí và tiền sinh hoạt hàng ngày.

2. Xuất khẩu lao động Nhật Bản là như thế nào?

Trên thực tế, thực tập sinh là danh xưng hoa mỹ của lao động phổ thông trong chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản. Luật pháp Nhật Bản không tiếp nhận lao động nước ngoài nhập cảnh, có mong muốn làm việc tại Nhật Bản vì vậy lao động phổ thông Việt Nam chỉ có con đường duy nhất là đi theo chương trình phái cử của các trung tâm môi giới, tức danh xưng thực tập kỹ năng.

Theo chương trình này, người lao động vẫn được hưởng lương bổng theo đúng luật Lao động Nhật Bản, hợp đồng phái cử có thể là 1 năm hoặc lên tới 3 năm. Lợi thế lớn là vẫn được đóng bảo hiểm, đảm bảo cho mức lương, đảm bảo được sinh hoạt theo luật bảo vệ lao động của Nhật Bản, đảm bảo chế độ làm việc là 8 tiếng/ngày, 40-44h/tuần, được nghỉ lễ tết, được nhân hệ số thu nhập theo giờ khi tăng ca hoặc làm thêm.

II/ Du học và xuất khẩu lao động phù hợp với từng đối tượng nào?

1. Đối tượng phù hợp với du học Nhật Bản

Đối với những bạn vừa học xong chương trình học cấp 3 hoặc đại học có thể hướng đến việc đi du học Nhật Bản . Bởi đây cũng là một sự lựa chọn rất tốt để cánh cửa tương lai rộng mở hơn và phát triển bản thân. Và để đáp ứng được nhu cầu đi du học Nhật, bạn cần phải đạt được tối thiểu là bằng N5 ngôn ngữ Nhật là đủ.

Bởi vì bạn chưa thể tìm kiếm ngay việc làm thêm (thường sau 1 năm mới được làm thêm hoặc nếu có xin được thì ngôn ngữ kém cũng không thể làm lâu dài được), tài chính gia đình phải sẵn sàng có khi đến kỳ đóng học phí. Khi chọn các trường học nằm ở trung tâm thành phố cũng nên cân nhắc tới chi phí, vì chi phí sinh hoạt, ăn uống, thuê phòng thường rất cao (Nhật Bản thuộc top đất nước đắt đỏ bậc nhất thế giới)

2. Đối tượng phù hợp với xuất khẩu lao động Nhật

Còn đối với những bạn có mục tiêu đi sang Nhật kiếm thu nhập phụ giúp gia đình hay tìm hiểu thêm về văn hóa làm việc, học hỏi ngôn ngữ Nhật nhưng lại không đủ năng lực về tài chính có thể định hướng tìm đến chương trình lao động. Khả năng học tập kém, độ tuổi cao ( tuổi 23 trở lên), thì cũng chỉ có thể lựa chọn con đường duy nhất này để sang Nhật. Thu nhập thông thường của chương trình này khoảng trên 20 triệu/tháng (tiền Việt), tích lũy sau 3 năm theo các cơ quan chức năng thống kê vào khoảng 720 triệu sau 3 năm lao động.

Khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản theo chương trình thực tập sinh kỹ năng, người lao động phải nắm bắt rõ quy trình tuyển chọn chung và riêng của chương trình khi tham gia. Hạn chế đi nghe theo người này người kia đứng ra đảm bảo quyền lợi, nên chọn công ty lớn, uy tín để được tư vấn. Từ bỏ những suy nghĩ muốn đi nhanh, chi phí thấp, lương bổng cao vì tất cả đều đã nằm trong khung quy trình tuyển chọn thực tập kỹ năng của JITCO (tổ chức quản lý du nghiệp sinh nước ngoài của đất nước Nhật Bản) quy định từ trước, mức lương cũng được theo Luật lao động Nhật quy định.

III/ Ưu điểm và nhược điểm của mỗi quyết định

1. Với Du học Nhật bản

Ưu điểm nổi bật: 

  • Có một môi trường tốt để phát triển việc học tập với đa dạng ngành học
  • Không bị giới hạn thời gian visa nhập cảnh
  • Sau khi bạn hoàn thành chương trình học có thể ở lại Nhật Bản để làm việc

Nhược điểm:

  • Bạn có thể bỡ ngỡ thời gian đầu và cảm thấy khó thích nghi với phương pháp giảng dạy và nền giáo dục mới
  • Nếu bạn không đạt được kết quả học tập tốt và không có làm thêm ngoài giờ thì khoảng 2 năm sau bạn có khả năng cao trở về nước với một khoản nợ khổng lồ

2. Với xuất khẩu lao động Nhật Bản

Ưu điểm nổi bật:

  • Bạn không cần bỏ quá nhiều thời gian cho việc học tập và nghiên cứu
  • Thu nhập ổn định, lương cao với những điều khoản đãi ngộ tốt cho người lao động
  • Được cung cấp cả nơi ăn ở và sinh hoạt hàng ngày với điều kiện sinh sống tốt nhất

Nhược điểm:

  • Quá trình làm việc dưới sự quản lý chặt chẽ và nghiêm ngặt của người quản lý
  • Thời gian làm việc của người lao động tối đa là 3 năm. Một số chuyên ngành nghề đặc biệt sẽ cho phép người lao động gia hạn visa và quay lại làm việc.

Trên đây là toàn bộ thông tin về việc nên chọn du học hay xuất khẩu Nhật Bản mà du học VICVINA muốn muốn chia sẻ. Hy vọng đã giúp ích được các bạn trong quá trình tìm hiểu thông tin và chuẩn bị cho việc đưa ra quyết định của bản thân. Hãy theo dõi các thông tin du học và học bổng tại website chính thức của du học VICVINA nhé. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với du học VICVINA. Với đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, thân thiện và có trình độ chuyên môn cao luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Có thể bạn quan tâm

Mồng 1 Tết người Nhật thường hay làm gì

Khác với các nước khác châu Á, Nhật Bản là một quốc gia ăn Tết cổ truyền vào ngày dương lịch. Người Nhật đón tết bắt đầu từ ngày 01/01 dương lịch. Tết ở Nhật thể hiện rỏ nét những…

Tại sao Nhật Bản lại thích đọc Manga ?

Manga là gì? Manga truyện tranh được tạo ra ở Nhật Bản, sử dụng phong cách vẽ đặc biệt cho những nhân vật cụ thể. Mang văn hóa Nhật Bản đi khắp nơi trên thế giới. Có ảnh hưởng rất…

Cách đón giao thừa tại Nhật Bản

Ngày 31/12 cuối năm còn được gọi là “Ōmisoka” tại Nhật Bản. Người Nhật có rất nhiều tập tục cần phải làm vào ngày này. Sau đây, chúng mình sẽ giới thiệu về nguồn gốc và những hoạt động của…

Tuần lễ vàng của Nhật có gì đặc biệt

Bất kỳ ai yêu thích Nhật Bản hoặc đang sinh sống tại quốc gia này đều không còn xa lạ với tuần lễ vàng của Nhật Bản. Đây là ngày đặc biệt của xứ hoa anh đào, cũng là dịp…